Văn học phật giáo
Bản dịch Minh Đạo gia huấn
Sách Minh Đạo Gia Huấn này do Trình Di tiên sinh (1.033 – 1.107) đời nhà Tống (Trung Hoa) biên soạn. Ông Trình Di, người tỉnh Lạc Dương, tự là Chánh Thúc, em ruột ông Trình Hạo (1.032 – 1.085) nhà Tống (960 – 1.279) do Triệu Khuông Dẫn sáng lập. Trình Hạo và Trình Di, hai anh em là học giả có danh nhất về Nho giáo, có công lớn trong việc nghiên cứu, soạn tập, chú giải Ngũ kinh và Tứ thư, cho nên đời xưng chung cho hai anh em là Trình tử. Ông Trình hạo qua đời trước ông Trình Di hai mươi hai năm, Trình Di tiếp tục nghiên cứu, chú thích và truyền bá các kinh thánh truyện hiền của Nho gia. Bình sanh ông lấy đức Thành để làm căn bản tu thân và lấy thuyết Cùng lý để làm chủ đích học đạo. Người đồng thời tặng ông hiệu Y Xuyên. Ông cũng từng làm giáo sư ở Quốc tử giám là trường Đại học do triều đình lập ra ở kinh đô dể đào tạo nhân tài ra làm quan. Khi Trình Di mãn phần, ông được triều đình phong thụy hiệu là Chánh Công.
MINH ĐẠO GIA HUẤN
Sách Minh đạo gia huấn này gồm 90 bài, toàn là những cách ngôn thâm thúy, khuyên bảo cho trở nên người đủ tư cách ở gia đình, xã hội, thấm nhuần lẽ thanh cao về triết học và tâm lý. Tuy nhan đề Giảng rõ để dạy con cháu trong nhà, nhưng thật là sách có giá trị có thể dùng để làm kim chỉ nam cho tất cả nhân dân ở các quốc gia chịu ảnh hưởng chủa Nho giáo. Sài gòn 1971-Đoàn Trung Còn
(Sách này xưa được truyền tụng rất rộng ở vùng Thanh Hoá-Nghệ An, hầu hết các ông đồ nho ở các làng bản thời phong kiến đều học thuộc sách này để dạy cho con cháu)
Người ta trăm nghề tùy thân
Nhưng mà văn học phải cần đầu tiên
Thi thư là báu gia truyền
Học trò là kẻ sĩ hiền trọng thay
Kìa xem sách kén thầy đời cổ
Đổi trao con dạy giỗ đó mà
Chọn người đức hạnh hiền hòa
Tôn thầy kết bạn để mà noi gương
Nuôi con cái kém đường giáo huấn
Lỗi vì ai? Đó hẳn vì cha
Dạy không nghiêm không thiết tha
Biếng lười lỗi ấy chẳng qua vì thầy
Không chăm chỉ đêm ngày học hỏi
Đạo làm con muôn nỗi sai lầm
Noi gương sư phụ khổ công
Xưa nay hào kiệt anh hùng đã ghi
Việc học tập cần ghi ba lẽ
Cho trọn tình chớ để sót quên
Con chăm, cha thực, thầy nghiêm
Ba điều có trọn mới nên đạt thành.
Người ta có ba tình cao nhất
Phải nên thời như một chớ sai
Không cha hồ dễ sinh nhai
Không thầy sao dễ chỉ tài mở mang?
Không vua hầu dễ giàu sang
Vua, thầy, cha phải thờ ngang đèn cù
Những nhà vốn sẵn dòng đạo đức
Con cháu đều rất mực thông minh
Những nhà đạo đức bất minh
Con cháu dốt nát vẻ hình ngẩn ngơ
Nuôi con trai thờ ơ dạy giỗ
Thà nuôi lừa còn bõ công chăm
Nuôi con gái mà chẳng răn
Chẳng thà nuôi lợn mà ăn thịt thà
Cách dạy bảo người ta trước hết
Hãy lấy điều lễ phép làm đầu
Hỏi thưa chẳng nói nên câu
Thế là ngu dốt còn đâu ra người
Người chẳng dạy tính trời sẵn có
Bậc thánh rồi còn nói chi mà
Càng học càng thấy giỏi ra
Chẳng là hiền thánh cũng là hiền nhân
Nhưng dạy cứ trân trân ra đó
Ấy hẳn phường ngu lỗ tối tăm
Yêu đời khôn chí lao tâm
Ấy là những kẻ vào tầm khôn ngoan
Có ruộng chẳng lo toan cày cấy
Kho lẫm đầy đến mấy cũng hư
Sách hay mà chẳng đọc ư?
Cháu con cũng sẽ si ngu suốt đời
Kho lẫm đã tứ thời rỗng tuyếch
Tháng ngày đành đói rách tả tơi
Cháu con ngu dốt than ôi!
Lễ kia đã nát nghĩa thôi cũng mờ
Người không học nhiều cơ khốn khó
Tối như đêm chẳng có đèn soi
Nghe thơ như điếc như lồi
Trong vào sách vở như đui như mù
Lúc còn bé cần cù chăm học
Khi lớn lên chăm sóc làm ăn
Chính tâm tỏ lại tu thân
Tề gia trị quốc an dân mới là
Việc học cốt ở nhà ôn tập
Lắm người thân tấp nập bạn mong
Rồi ra khoa đạt triều phong
Bõ công đèn sách mớ hòng thành nhân
Nghèo chăm học lập thân nên dễ
Giàu học chăm càng vẻ vang danh
Chữ rằng có chí ắt thành
Quyển vàng càng mở càng rành chuyện hay
Chăm học hỏi đó đây thong tỏ
Trí não mình cũng có sáng ra
Thiết tha học kẻ kém ta
Cũng là nghĩa lý dần dà thậm kinh
Học mà cứ một mình không bạn
Thì hẹp hòi nông cạn rất nhiều
Một mình tự quyết sai nhiều